Nghề Nghiệp Nghệ Thuật Sống

Bài học từ Tam Quốc Chí: Sáng lập và gìn giữ sự nghiệp

LẬP NGHIỆP HỌC LƯU BỊ  – QUẢN NGHIỆP HỌC TÀO THÁO – GIỮ NGHIỆP HỌC TÔN QUYỀN

Tam Quốc diễn nghĩa là một tác phẩm có hàm nghĩa sâu sắc. Nó không chỉ là điển xưa tích cũ, mà ngay cả ở thời hiện đại đã có không ít bậc doanh nhân lấy đó làm cuốn sách gối đầu giường để học hỏi, sáng lập và gìn giữ sự nghiệp.

Bài học từ Tam Quốc Chí: Sáng lập và gìn giữ sự nghiệp

Lập nghiệp học Lưu Bị

Lưu Bị tuy là dòng dõi Hán thất nhưng lại sống đời nay đây mai đó, kiếm cơm bằng nghề bán giày cỏ, trước khi lập lên đại nghiệp thì đại đa số thời gian đều sống dưới thân phận thấp hèn. Vậy điều gì đã giúp Lưu Bị dụng lên nhà Thục? Tất cả đều nhờ vào ba yếu tố sau:

1. Có một đội nhân viên tin cậy

Có thể nói, Lưu Bị là người không rành binh pháp chiến thuật nơi sa trường, bày mưu tính kế cũng lại thuộc hàng không có gì đặc sắc. Tuy nhiên về khả năng nhìn người, kết thân bằng hữu, Lưu Bị lại là người có ánh mắt hơn người.

Lưu Bị có Quan, Trương, Triệu huyết chiến nơi sa trường, Ngọa Long, Phượng Sồ cố vấn chiến lược. Đây là những người có cống hiến to lớn cho sự nghiệp đế vương của Lưu Bị, điều quan trọng hơn nữa là họ rất trung thành.

Khi Lưu Bị tình cảnh khó khăn lương nhờ Viên Thiệu, Quan Vũ vẫn một dạ trung thành không đầu quân cho Tào Tháo. Trận Trường Bản uy chấn thiên hạ, Triệu Vân sống chết không màng, lao vào quân thù cứu ấu chúa dũng mãnh hiên ngang không mảy may cúi đầu sợ hãi. Đây chính là nền tảng cơ nghiệp nhà Thục.

2. Giỏi hợp tác

Hợp tác với Công Tôn Toản, thay da đổi thịt, không còn là một người bán giày cỏ dạo nữa, đã vậy lại được Triệu Vân. Hợp tác với Tào Tháo, giết Lữ Bố, loại bỏ đi một mối nguy hại lớn, hợp tác với Lưu Biểu, có được mảnh đất dung thân. Hợp tác với Đông Ngô, sáng lập cục diện Tam Quốc.

Có thể thấy, Lưu Bị là một người rất biết chọn người hợp tác, hợp tác không những mang lại cho Lưu Bị nhiều cơ hội mà còn mang về cho Lưu Bị nhiều mối quan hệ làm ăn.

Bài học từ Tam Quốc Chí: Sáng lập và gìn giữ sự nghiệp
Lưu Bị

3. Có thể buông bỏ, nhấc được lên, buông được xuống

Trước khi lập lên nhà Thục, Lưu Bị thường xuyên bị người khác vây khốn, bao phen mất đi địa bàn của mình. Được Đào Khiêm nhường cho Từ Châu nhưng lại bị Lữ Bố đuổi đi, cùng Tào Tháo hợp tác giết Lữ Bố, Từ Châu lại bị Tào Tháo chiếm mất. Đầu quân về Lưu Biểu, được Tân Dã, lại bị Tào Tháo đuổi đánh.
Nếu như Lưu Bị không thể buông bỏ những lần đó, bất chấp sống chết mà giữ đến cùng, có lẽ ngay cả mạng cũng chẳng còn chứ đừng nói đến chuyện lập lên nhà Thục.

Quản nghiệp học Tào Tháo

Có thể nói, Tào Tháo là bậc kỳ tài văn võ song toàn thiên cổ ngàn năm không có người thứ hai. Những bài học mà Tào Tháo để lại cho hậu nhân muôn đời vẫn còn hữu dụng.

Chỉ đơn giản số chiến tướng uy dũng, nổi tiếng của Tào Tháo cũng đã nhiều hơn toàn bộ chiến tướng của nhà Thục. Nếu như Tào Tháo không phải là một người cao tay trong cách quản lý sự nghiệp của mình, chắc chắn sẽ không có nước Ngụy hùng mạnh sau này.

1. Biết người biết việc, tín nhiệm thuộc hạ

Dưới trướng Tào Tháo, mưu sĩ và dũng tướng nhiều vô số kể. Tuy nhiên Tào Tháo luôn biết cách an bài, sắp xếp thuộc hạ của mình vào đúng vị trí, đúng người đúng việc, khiến mọi người đều có thể phát huy được tối đa sức mạnh của mình.

Tuân Du giỏi lo việc nội chính, Tào Tháo cho làm quản lý nội chính. Hi Chí Tài, Quách Gia giỏi mưu lược, nên mỗi khi xuất binh đánh trận, Tào Tháo đều đưa những người này theo mình để có thể thuận tiện đưa ra sách lược khi cần.

Điển Vi đầu óc đơn giản, nhưng can đảm, trung thành, sức người vạn quân khó địch nên Tào Tháo cho đi theo mình hộ vệ. Đánh Tân Dã dùng Hạ Hầu Đôn, đánh Mã Siêu dùng Hứa Chử… Mỗi người đều có thể phát huy tối đa sức mạnh của mình, giúp nước Ngụy hùng bá thiên hạ.

Bài học từ Tam Quốc Chí: Sáng lập và gìn giữ sự nghiệp 2
Tào Tháo

2. Chế độ hoàn thiện

Trong Tam Quốc, chính trị ít được người ta nhắc tới. Tuy nhiên nước Ngụy là nước có chế độ chính trị và luật pháp, chế độ được đánh giá là rất cao, rất hoàn thiện.

Khi Tào Phi lập lên nước Ngụy, đại đa số các chế độ của nhà Ngụy đều do Tào Tháo để lại, trong đó bao gồm cả chế độ trong “Cửu Phẩm Trung Chính Chế” được đánh giá rất cao trong lịch sử.

“Cửu Phẩm Trung Chính Chế” là do Trần Quần kiến nghị, đây là hóa thân của “Duy Tài Thị Cử” (Cất nhắc nhân tài) của Tào Tháo, giúp nước Ngụy tuyển chọn được vô sô hiền tài trợ nước. Đây cũng là điểm mà hai nước Ngô, Thục không có.

Về cuối thời Tam Quốc, nước Thục rơi vào cảnh nhân tài thiếu thốn, không có người có thể dùng, đây có thể thấy tầm nhìn xa rộng của Tào Tháo.

Giữ nghiệp học Tôn Quyền

Làm người khi có được một sự nghiệp vững vàng, ổn định, thì điều quan trọng chính là làm sao để giữ được nó lâu dài. Ở đây có thể thấy Tôn Quyền là một bậc thầy trong lĩnh vực này.

Tôn Quyền được thừa hưởng nền tảng gia nghiệp từ huynh trưởng, tuy không có nhiều công lao sáng lập cơ nghiệp nhưng lại là người giỏi trong việc giữ gìn và phát huy cơ nghiệp của mình.

1. Lôi kéo tâm phúc cho mình

Có thể nói, trong lĩnh vực này Tôn Quyền làm rất tốt. Chu Du, Tôn Sách vừa là bạn, vừa là người thân. Lục Tốn là con rể của Tôn Sách. Hai con gái của Tôn Quyền đều gả cho con trai của những tướng lĩnh quan trọng của Đông Ngô.

Đương thời, liên kết hôn nhân là thủ đoạn tốt nhất mà các chính trị gia rất thường sử dụng. Còn đối với xã hội ngày nay có lẽ đó là tình cảm, kim tiền, địa vị lại là điều thích hợp hơn cả.

2. Ổn định và phát huy, thu lợi

Cách giữ gìn tốt nhất chính là biến tài nguyên sẵn có không ngừng lớn mạnh và thu lợi. Khi Tôn Sách đánh lấy Giang Đông, nơi đây vẫn chỉ là một nơi hoang vu hẻo lánh, đất rộng người thưa. Vậy mà sau khi Tôn Quyền cai quản, đây đã trở thành vùng đất trù phú, phồn vinh hưng thịnh.

Bài học từ Tam Quốc Chí: Sáng lập và gìn giữ sự nghiệp 3
Tôn Quyền

3. Kiếp lập quan hệ hợp tác tốt

Trong Tam Quốc, thực lực của Đông Ngô là yếu nhất, muốn giữ cơ nghiệp quả thật là khó. Vậy nên Tôn Quyền chọn cách liên minh, hợp nhất hai thế lực Lưu, Tôn, giúp mình tăng thêm sức mạnh đối đầu kẻ địch.

Khi đối kháng Tào Tháo, Tôn Quyền lấy yếu địa Kinh Châu để liên minh với Thục Hán. Khi Tôn Quyền muốn lấy lại Kinh Châu từ tay Lưu Bị, Tôn Quyền lại âm thầm cấu kết với Tào Tháo. Sau trận chiến Di Lăng, hai nước Thục Ngô thế lực như thủy hỏa bất đồng vậy mà sau khi Lưu Bị chết, Tôn Quyền lại là người đầu tiên thăm viếng nước Thục và đồng thời cầu hòa giải.

Có thể thấy Tôn Quyền là người rất giỏi chơi trò chơi chính trị, vốn như con dao hai lưỡi rất khó kiểm soát. Tuy nhiên, ta cũng không thể phủ nhận được một điều rằng, trò chơi liên minh này đã giúp Đông Ngô sinh tồn trong thế sự binh đao vô định thời Tam Quốc lửa khói một cách vững chãi.

Theo read01com / Minh Vũ biên dịch