Sản Phẩm - Hàng Hóa

Baking soda là gì?

Baking soda là sản phẩm phổ biến rộng rãi ở Hoa Kỳ và các nước phương Tây, tuy nhiên vẫn còn mới mẻ với người dân Việt Nam. Vì vậy ít ai biết được hàng trăm công dụng của sản phẩm này, cụ thể Baking soda được dùng làm nguyên liệu để làm bánh, các món ăn và làm đẹp,…

Ở bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về Baking soda.

Baking soda là gì?

Với những bạn đã học qua môn hóa học thì không còn quá xa lạ với cụm từ “baking soda”. Baking soda có công thức hóa học là NaHCO3 (Natri hidro cacbonat), là một hợp chất muối của Na với gốc HCO3. Tinh thể Baking soda là một chất rắn, màu trắng, nhưng thông thường chúng ta vẫn thấy chúng tồn tại ở dạng bột mịn. Baking soda không mùi, có vị mặn, là thành phần hòa tan của nhiều loại nước khoáng thiên nhiên.

Baking soda tinh khiết
Baking soda tinh khiết ở dạng bột trắng

Với người Việt Nam, tên gọi baking soda còn khá mới mẻ, nhưng với các nước thuộc liên minh Châu Âu, loại muối này đã được công nhận là một trong những phụ gia thực phẩm từ rất sớm. Ban đầu, baking soda được những ngư dân đi biển sử dụng để ướp cá, giúp cá được tươi lâu hơn. Sau này, khi công nghệ phát triển, baking soda được ứng dụng rộng rãi hơn trong công nghiệp chế biến thực phẩm.

Không chỉ được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm, baking soda còn được sử dụng trong y tế, công nghệ làm đẹp, tẩy trùng ..v..v..Một vài tên khác của baking soda mà nhiều người vẫn thường gọi đó là “thuốc muối” hoặc “muối nở”. Tuy nhiên tên gọi mà mình thấy ấn tượng nhất đó là “muối có ga”. Sở dĩ gọi baking soda là “muối có ga” vì loại muối này khi gặp môi trường nhiệt độ hoặc axit yếu thì sẽ bị hòa tan và sủi bọt, giải phóng ra khi CO2 (giống như viên sủi hoặc các loại nước có ga), vì thế mà người ta thường gọi chúng là “muối có ga”.

Baking soda
Baking soda được bày bán ở các siêu thị và của hàng bán lẻ trên toàn quốc

Baking soda được khai thác trong các mỏ muối ngoài tự nhiên, thậm chí, baking soda còn được chiết suất từ trong nước khoáng chứa muối (tuy nhiên biện pháp chiết suất này đòi hỏi công nghệ cao, tốn nhiều công sức hơn nên ít được sử dụng).