Hiện nay với thời buổi công nghệ hiện đại, mối giao tiếp của mọi người ngày càng được mở rộng hơn. Mọi người dễ dàng kết bạn, làm quen nhiều bạn bè mới giúp chúng ta có thêm nhiều cơ hội mới. Tuy nhiên đi kèm với nó là nhiều đối tượng lợi dụng lòng tin, lơi dụng sự tín nhiệm của những người nhẹ dạ cả tin để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vậy câu hỏi lớn nhất là dấu hiệu nào để kết luận tội phạm đã phạm tội chiếm đoạt tài sản và mức hình phạt là như thế nào?
>> Cập nhật danh sách các số điện thoại lừa đảo mới nhất
Dấu hiệu phạm tội
Chủ thể
- Người phạm tội vi phạm các trường hợp được quy định tại Khoản 1, 2 Điều 139 và đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Người phạm tội vi phạm các trường hợp được quy định tại Khoản 3, 4 Điều 139 thì người phạm tội phải đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự.
Khách thể
Trong trường hợp người vi phạm điều 139 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị đuổi bắt, hoặc có hành vi chống trả hòng tẩu thoát, tiêu tán tài mà gây ra những thương tích cho người khác, gây tai nạn dẫn đến thương vong thì sẽ phải chịu xem xét và chịu trách nhiệm hình sự của những tội danh khác.
Xét về mặt khách quan của tội phạm
Các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thể hiện qua những thủ đoạn gia dối, lừa đảo,… Các thủ đoạn gian dối bao gồm: đưa ra những thông tin không đúng sự thật để đánh lừa người khác; xuất trình giấy tờ giả mạo; giả danh cán bộ; giả danh tổ chức ký kết hợp đồng,…
Lưu ý: Theo điều 139 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, dấu hiệu phổ biến nhất của tội danh này là gia dối tuy nhiên nhưng không phải tất cả hành vi gian dối đếu sẽ cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngoại lệ: Tài sản bị chiếm đoạt, lừa đảo từ 2 triệu đồng trở lên thì dù người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản thì vẫn bị coi là đã phạm tội.
Xét về mặt chủ quan của tội phạm
- Cố ý lừa đảo, dàn dựng câu chuyện, bằng chứng hòng có được lòng tin của người bị hại.
- Mục đích: chiếm đoạt tài sản; thực hiện được thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.
>> Quy định của pháp luật về quà tặng
Xử lý lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
Tất cả những hành vi lợi dụng tính nhiệm, lợi dụng lòng tin, cung cấp những thông tin giả hòng chuyển dịch, chiếm đoạt tài sản của người khác thì pháp luật đều xử lí theo quy định.
Dấu hiệu bắt buộc để hình thành nên tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Trong trường hợp đối tượng lừa đảo có hành vi gian dối mà không có hành vi chiếm đoạt thì sẽ được xem xét tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi gian dối trên có được ghép vào tội chiếm đoạt tài sản hay không, hay đó chỉ là quan hệ dân sự giữa nạn nhân và đối tượng lừa đảo.
>> Những thủ tục trình báo công an cần biết khi bị lừa đảo
Về mặt giá trị tài sản bị chiếm đoạt: Giá trị tài sản là căn cứ để pháp luật có thể đưa ra những phán xét, quyết định mức hình phạt đối với tội danh lừa đảo và chiếm đoạt tài sản. Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên thì mới có thể định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong trương hợp tài sản bị chiếm đoạt có giá trị không vượt quá 2 triệu động thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt; trường hợp đã bi kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn tái phạm hành vi này thì người thực hiện hành vi mới cần phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Dấu hiệu này được xem như dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Căn cứ theo những dấu hiệu trên cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và đưa ra kết luận những hành vi trên có cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không. Nếu cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, sẽ căn cứ theo điều 139 bộ luật hình sự mà có những xử lí theo quy định.
>> Mất tiền trong tài khoản có lấy lại được không?
Mức hình phạt
Theo điều 139 Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung ngày 19/06/2009 thì hành vi vi phạm nêu trên được quy định như sau:
1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm
Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Tái phạm nguy hiểm;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
- Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm
- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
- Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân
- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
- Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
>> Cần phải làm gì khi bị lừa đảo qua điện thoại và mạng xã hội?
Lưu ý:
Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên, người dưới 16 tuổi sẽ không chịu trách nhiệm hình sự cho tội danh lừa đảo. Đối với những người dưới 16 tuổi, tùy vào từng trường hợp và tính chất sự việc, hậu quả mà nó để lại các cơ quan chức năng sẽ có những mức yêu cầu bồi thường hợp lý, mức bồi thường này sẽ do người giám hộ của chủ thể lừa đảo chi trả.
Kim Lê