Chúng ta vẫn thường nhắc đến keo dán gạch như là một loại vật liệu xây dựng hoàn hảo dùng để thay thế xi măng trong công tác ốp lát nền, tường và trần nhà. Trong khi đó nhược điểm của nó lại ít được ai đề cập đến. Ngoại trừ nhược điểm lớn nhất của keo dán gạch là chi phí cao thì một nhược điểm nữa của keo là thời gian bám dính lâu mà người dùng cần lưu ý.
Keo dán gạch với thành phần xi măng liên kết với polymer khi được trộn với nước tạo thành một hỗn hợp giúp cho nền, tường và trần bám chắc vào gạch. Độ bám dính này được đánh giá là bền vững, lâu dài, người dùng sẽ không phải lo lắng sau một thời gian sử dụng gạch sẽ bong tróc, nứt, rộp. Keo dán gạch với sự liên kết chắc chắn mang đến cho những công trình hiện đại tính bền vững và thẩm mỹ cao.
Nếu như thi công bằng xi măng truyền thống thì đòi hỏi thợ thi công phải có tay nghề cao vì xi măng một khi đã trét lên gạch và nền sẽ bám dính ngay tức khắc khó mà có thể điều chỉnh được. Xi măng chỉ cho phép người thợ đặt gạch 1 lần duy nhất, nếu đúng và đẹp thì không sao nhưng nếu xấu, không thẳng hàng thẳng lối thì cũng chịu bởi vì ngay khi đặt xuống hồ dầu xi măng đã tạo liên kết chắc chắn giữa gạch và bề mặt thi công.
Còn với keo dán gạch, chỉ cần người thợ trình độ bình thường cũng có thể dán gạch rất dễ dàng. Bởi keo dán gạch cho phép người thi công có thể chỉnh gạch theo ý muốn sau khi đã đặt gạch xuống keo cùng bề mặt thi công. Vì vậy sau khi thi công xong đảm bảo gạch sẽ thẳng hàng thẳng lối, đẹp mắt.
Ưu điểm đó của keo dán gạch cũng chính là nhược điểm mà chúng ta nói ở trên: keo dán gạch cần thời gian bám dính lâu dài. Thời gian đóng rắn của keo dán gạch chậm nên nhiều khi dán xong đến 96 giờ đồng hồ mà mối dán vẫn còn yếu.
Tuy nhiên nhược điểm đó cũng không có gì là to tát, bởi thời gian đóng rắn lâu không có nghĩa là mối liên kết giữa keo với gạch và bề mặt yếu mãi mãi. Sau khi keo đã khô, mối liên kết đã chắc chắn thì lúc đó keo sẽ phát huy được hết những ưu điểm của mình.