Khi con bé tôi thường được ba mẹ gửi về quê với bà. Bà tôi có gương mặt nhỏ, nhăn nheo. Khi cười các nếp nhăn túm vào nhau trông rất buồn cười.
Bà bán rau ở chợ làng, lúc nào cũng tất tả với gánh rau nặng trĩu. Đôi chân đi đất lâu ngày, bè ra, nứt nẻ, sần sùi. Ba mẹ mua cho bà đôi dép mới, bà cất déo dưới gậm giường, “ Bà đi đất quen rồi, di dép nhựa vướng chân lắm!”.
Mỗi buổi được chợ, trong gánh của bà bao giờ cũng có quà cho tôi: Kéo bột, kẹo vừng, kẹo lạc, kẹo mút…rồi táo, chuối, bưởi hồng,… nhưng tôi thích nhất là kem. Tôi thường sung sướng lúc mở quang gánh, thấy cái kem que màu xanh hơi chảy để trong cái cặp lồng nhôm. Thanh toán gọn que kem rồi, tôi còn mải mê…liếm cặp lồng.
Nhưng có lần, nghe bà bảo: “Cha bố mày, đấy là bà còn đi rõ nhanh về cho kem khỏi chảy đấy nhé”. Sau lần đấy, tôi kiên quyết không ăn kem nữa dù trong bụng thèm ơi là thèm. Vì cả buổi chợ bà đã mệt lắm, lúc về tôi còn bắt bà chạy nữa sao được? Bà thì ngạc nhiên lắm, chẳng hiểu tại sao “mèo lại chê chuột”?
Nhưng hôm mất chợ, bà cháu lại được bữa toàn rau là rau. Bà nấu một món mà tôi gọi là “canh ngũ vị” gồm rau mồng tơi, rau đay, mướp, rau dền, rau muống nấu lẫn. Bà thấy tôi ăn món canh ấy với cà rau ráu ngon lành thì thương lắm, cứ hỏi “ Ở với bà chỉ có rau với cà, con có ăn được không?” . Còn tôi thì gật đầu lia lịa “có chứ ạ!”
Những ngày ấy, trẻ con chẳng bao giờ được cầm tiền. Thế mà cuối năm học lớp học lớp sau, chẳng hiểu sao phần thưởng cho học sinh giỏi trường tôi lại là tiền. Những 10 nghìn đồng. Tôi mua ngay cho bà một đôi dép nhựa, màu nâu, rồi nằng nặc đòi bà đi ngay.
Bà thích đôi dép ấy lắm, đến đâu cũng khoe: “ Con bé cháu còn mua cả dép cho tôi đây này”, rồi rưng rưng. Bà mẹ rồi bà con trong là cứ cười, bảo “ chỉ có con bé con này giỏi, bảo được bà đi dép”…
Năm sau, bà ốm nặng, chân tay sưng phù lên chảng đi được đến đâu. Đôi quang gánh nằm hiu hắt trong góc bếp. Thế mà hễ bước xuống khỏi giường là bà đòi đi đôi dép nhựa tôi mua.
Cái đôi dép nhựa trẻ con mua vụng cứng lắm, chân bà lại sưng to. Chỉ xỏ chân vào thôi cũng đã đau lắm. Các cô chú mua mấy đôi dép mềm mà khuyên thế nào bà cũng không chịu đi, cứ bảo đi đoi nhựa kia quen chân, chẳng đau tí nào.
Thế rồi gần hai năm sau, bà ra đi. Mãi mãi. Tôi ngẩn ngở, hụt hẫng mật một dạo. Rồi ngày “thay áo” cho bà, trời mưa rét. Lúc tấm ván thiên bật ra, tôi òa khóc khi thấy dưới di hài bà, nơi ngày xưa là đôi chân bè ra vẫn con nguyên đôi dép nhựa màu nâu. Bà ơi, chân bà sưng to, sao bà lại đi đôi dép ấy? Mang đôi dép ấy thì đi lại làm được bà ơi…
Pakachu / Hoa Học Trò