Tôi lên cơn sốt hầm hập nằm bẹp trong nhà nhưng trận hạn hán đang dội xuống cái làng miền Trụng bé nhỏ củạ tôi như thế nào tôi vẫn biết cả, qua bà. Vừa phe phẩy quạt cho tôi bà vừa kể: nắng cháy cả giàn trầu không mà ông trồng cho bà từ hồi còn sống. Giếng nước sau nhà sâu là thế mà cũng đã nhô lên toàn cát. Con mương đầu làng trở lại đất sỏi. Nước sông Lam chỉ còn những vũng bùn sền sệt. Cánh đồng làng bị gió Lào hun cháy sém, mặt ruộng nứt nẻ, hở toác, thò được cả ngón chân cái vào…
Bố mẹ tôi đi chống hạn, nhà hầu như lúc nào cũng chỉ có hai bà cháu. Tôi kêu khát nước, bà đội nón ra vườn trảy những quả cam non vừa đắng vừa hắng cho tôi nhai. Rồi lại kiếm đâu được cho tôi cả chục quả chanh héo vàng, vắt nước cho tôi uống, nước chanh chua, nhưng làm tôi tỉnh hẳn..
Rồi đến một ngày, mẹ hết ra giếng rồi lại vào nhà thở dài sựơn sượt, nước giếng đã cạn đến mức không chắt nổi một hóp nước nấu cháo. Bà ngùng tay quạt cho tôi chống tay đứng dậy, vào buồng và bê ra một…gáo nước, lăng lặng đưa cho mẹ trước sự ngạc nhiên, sững sơ của cả nhà. Nước không hiểu sao rất trong, không giống thứ nước sông hay nước giễng gạn đục đục màu cát đỏ. Mẹ rót một nửa nấu cháo cho tồi, nửa còn lại để đun, nước cũng chỉ để dành riêng cho tôi uống. Mấy hôm liền nhà tôi vẫn có nước nấu cháo, thổi cơm dù rất ít thôi, nhưng dù sao vẫn là có. Chính bố và mẹ cũng rất ngạc nhiên, không hiểu bà lấy nước từ đâụ ra. Bố nói đùa, “chắc ông hồi còn sống xây cho bà ca bể nước ngấm trong buồng”.
Sáng hôm sau, tôi tỉnh dậy vì, có tiếng xôn xao rất lạ, khác hẳn cái không khí im lìm của những ngày trước đó. Bà vẫn đang phe phẩy quạt cho tôi, bảo: có mấy xe tec chở nước ăn về xã, bố mẹ mày đi lấy nựớc rồi. Quả thật vang trong tiếng gọi nhau, có cả tiếng xô tôn thùng sắt va vào nhau vang rộn rã vào tận chỗ tôi nằm..
Bố mẹ tôi qụẩy đôi gánh nước về, việc đầu tiên là nấu một ấm chế cho bà, cái việc mà từ lâu đợt hạn hán đã biến thành một thứ xa xỉ. Cái chén hạt mít nhỏ xíu mà bà uống mãi mới hết, bà bảo uống như thế mới thấy là chè rất ngọt.
Hai hôm sau trời mưa, mưa ào ào vuốt mặt không kịp.
Các ngả đường , lối xóm nước tràn lênh láng, cả người lớn và trẻ con ùa ra tắm mưa. Những tiếng hò ” reo của bọn trẻ, những tiếng xuýt xoa của người lớn, làm tôi cũng thấy khoẻ lại. Bố mẹ cùng nhau đội mưa ra xem đồng, vui như thể hai đứa trẻ con đi xem hội vậy. Lại chỉ có mình tôi vấ bà ở nhà. Bà ra vườn mãi không vào, làm tôi cũng sốt ruột, men tường ra hiên. Hơi mưa mát lạnh, thậmchí tôi cảm thấy thở cũng dễ dàng hơn..
Bỗng tôi thấy bà đang bê những, vỏ bầu khô khoét ruột vẫn để trong buồng ra đặt đầu giọt gianh để hứng nước mưa, mưa trút xuống chiếc nón thâm sì của bà và cả bờ vai áo vá. Những bát cháo cả nhà ăn mấy bữa vừa rồi hoá ra được nấu bằng những giọt nước mưa bà dành dụm không biết từ bao giờ trong những vỏ bầu khô.
Bà nội tôi đã sống trên , mảnh đất gió Lào nậy bao nhiêu mùa hạn hán, đến chén ĩ nước ch.è cũng hóp tùng ngụm nhỏ, đến chậu, nước rưa rau cũng hắt xuống cho vồng Ị khoai lang gần giếng, và chắc cũng đã từ rất ĩâu bà cất trữ nhũng vỏ bầu khỏ đựng nước mưa dưới giường nằm để những ngày đại hạn đứa cháu ốm van có nươc mát uống.
Bà tôi. mất thanh thản trong môt chiều mưa mát mẻ, như để bù lại tất cả những cơn hạn hán ma suốt đòi bà đã phải đi qua, để hiểu được vị ngọt của nựớc và gìn giữ vị ngọt ấy cho 7 tất cả chúng tôi bằng sự yêu { thương thầm lặng của minh.
THU ĐỨC / Hoa Học Trò