Các phương pháp cắt kim loại thì đa dạng vô cùng nhưng phổ biến và được ưa chuộng nhất phải kể đến là phương pháp cắt kim loại bằng laser. Laser được đánh giá là phương pháp tổng hợp nhiều ưu điểm, vẫn có các nhược điểm nhưng nó không phải là trở ngại trong việc người ta có lựa chọn nó hay không.
Ưu điểm của cắt kim loại bằng laser
- Trong ngành công nghiệp, laser không chỉ dùng trong việc cắt kim loại mà còn có thể hàn, khoan, cắt tiện, phay, khắc những vật liệu có độ nóng chảy cao, kể cả phi kim.
- Laser cho phép bạn cắt, khắc, chạm các chi tiết, sản phẩm đòi hỏi gia công chi tiết cực kỳ nhỏ.
- Dù là gia công chi tiết nhỏ đến mấy hay lớn bao nhiêu thì cũng mang đến cho sản phẩm sự chính xác đến từng chi tiết nhỏ, không gây ra những lỗi cháy xém.
- Việc có thể cắt nhỏ chi tiết giúp chúng ta có thể tiết kiệm tối đa nguyên vật liệu.
- Phương pháp laser là đi đầu cho phương pháp an toàn với con người và thân thiện với môi trường.
- Toàn bộ quy trình cắt kim loại bằng laser được thực hiện bằng phần mềm, máy móc hiện đại, tiên tiến giúp tiết kiệm thời gian và công sức tối đa, đồng thời nâng cao hiệu quả.
Nhược điểm của cắt kim loại bằng laser
- Cắt kim loại bằng laser đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và không phải ai cũng có thể làm được điều này.
- Vì laser cắt kim loại quá nhanh và quá chính xác mà nhược điểm nó để lại là những vết cắt hình vòng cung ngay trên đường cắt, đồng thời sinh ra hiệu ứng nhiệt.
- Laser dùng để cắt kim loại, song không phải tất cả kim loại đều có thể cắt bằng laser, ví dụ như kim loại màu, nhôm, đồng, hợp kim…
- Với những kim loại dày và độ cứng cao thì laser tỏ ra kém hiệu quả hơn là cắt bằng phương pháp tia nước.
Trên là những ưu và nhược điểm của phương pháp cắt kim loại bằng laser. Nhìn chung thì phương pháp này những nhược điểm không phải là vấn đề lớn khiến người ta “quay lưng” với nó để tìm đến các phương pháp khác.
Trong tất cả các nhược điểm nói trên thì chi phí đầu tư là điêu người ta cảm thất lo ngại nhất. Nhược điểm này được khắc phục bằng cách sau: Nếu có vốn và thực hiện thường xuyên thì doanh nghiệp tự đầu tư máy móc, thiết bị cho mình; còn ít vốn hoặc sử dụng không thường xuyên thì doanh nghiệp hoặc các đơn vị nhỏ lẻ sẽ tìm đến các đơn vị gia công kim loại bằng laser để tiết kiệm chi phí.